Mỗi người dân cần chung sức, đồng lòng phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bằng cách làm tốt các hướng dẫn: Hạn chế tiếp xúc; giữ khoảng cách, đeo khẩu trang; rửa tay thường xuyên; vệ sinh nhà cửa; khai báo y tế. Với tinh thần đoàn kết toàn dân “chống dịch như chống giặc”, chúng ta đã đạt được những kết quả tốt trong giai đoạn 1, hiện đang kiểm soát được dịch bệnh. Mặc dù là nước được đánh giá có nguy cơ rất lớn, dân số đông, số người nhiễm đứng thứ gần 80 trên thế giới. Dưới đây là một số việc bạn cần làm để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như người thân và những người khác khi dịch Covid 19 bùng phát trở lại
Hãy bật Google Location History
– Giờ đây, hầu như ai cũng sử dụng điện thoại thông minh rồi, nên việc chủ động bật lịch sử vị trí của Google có thể giúp bạn tra lại trong Google Maps Timeline nếu cầu, để biết mình đã đi những đâu. Điều này rất tốt khi bạn cần khai báo Y Tế.
– Sau khi mọi thứ đã trở lại bình thường thì bạn có thể tắt đi cũng được nếu bạn quan tâm về vấn đề quyền riêng tư.
Cách bật Google Location History.
Truy cập vào đây : https://myactivity.google.com/activitycontrols?settings=location&pli=1
Để tra lại lịch sử di chuyển của bạn, vào đây: https://www.google.com/maps/timeline?hl=en&pb
Cài đặt Bluezone
Ứng dụng này sẽ cảnh báo khi bạn tiếp xúc gần người nhiễm Covid, giúp bảo vệ bản thân (và cộng đồng).
Cài đặt:
- Android: https://play.google.com/store/apps/details…
- iOS: https://apps.apple.com/vn/app/bluezone/id1508062685?ls=1
Một số liên kết quan trọng
Trang thông tin của Bộ Y tế: https://ncov.moh.gov.vn/
Khai báo y tế trực tuyến (hãy chủ động khai báo nhé): https://tokhaiyte.vn/
Trang Sức Khỏe Việt Nam (Fanpage của Bộ Y tế cung cấp thông tin về sức khỏe và phòng chống dịch bệnh): https://fb.com/MOHVIETNAM
Đường dây nóng của Bộ Y Tế
Hiện Bộ Y tế có 2 đường dây nóng miễn phí tư vấn phòng chống dịch COVID-19 (nCoV) là 1900 9095 và 1900 3228.
Cả 2 tổng đài đường dây nóng trên đều có người trực 24/7 để giải đáp mọi thắc mắc của người dân về dịch COVID-19 (nCoV).
Đường dây nóng các Bệnh Viện
21 đường dây nóng của các Bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV:
- Bệnh viện Bạch Mai: 0969.851.616
- Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: 0969.241.616
- Bệnh viện E: 0912.168.887
- Bệnh viện Nhi trung ương: 0372.884.712
- Bệnh viện Phổi trung ương: 0967.941.616
- Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí: 0966.681.313
- Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên: 0913.394.495
- Bệnh viện Trung ương Huế: 0965.301.212
- Bệnh viện Chợ Rẫy: 0969.871.010
- Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ: 0907.736.736
- Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội: 0904.138.502
- Bệnh viện Vinmec Hà Nội: 0934.472.768
- Bệnh viện Đà Nẵng: 0903.583.881
- Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM: 0967.341.010
- Bệnh viện Nhi đồng 1: 0913.117.965
- Bệnh viện Nhi đồng 2: 0798.429.841
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai: 0819.634.807
- Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa: 0913.464.257
- Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa: 0965.371.515
- Bệnh viện tỉnh Thái Bình: 0989.506.515
- Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn: 0396.802.226
Hoặc có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương.
Thực hiện 5K
- KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
- KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
- KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
- KHÔNG TỤ TẬP đông người.
- KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Mọi người lưu và chia sẻ thoải mái nhé!!
Cho đến thời điểm hiện tại, tình hình dịch COVID 19 đang diễn ra ngày càng phức tạp với số ca nhiễm và nghi nhiễm đang tăng lên hằng ngày. Chính vì vậy, người dân cần chú trọng tiến hành những biện pháp để phòng tránh lây nhiễm. Thành thật khai báo y tế khi cần thiết, chủ động cách ly và hạn chế di chuyển. Đấy chính là việc làm hữu ích ở thời điểm này để đảm bảo an toàn cho chính bản thân bạn, cho gia đình và cho cộng đồng!
Chúc mọi người an toàn và hi vọng chúng ta sẽ có một cái Tết vui vẻ!
Những Điều Cần Biết về Đại Dịch COVID-19
Nhân loại hiện đang phải đối mặt với sự bùng phát của đại dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đã được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hiện nay, căn bệnh này đã xuất hiện ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) đã đặt tên chính thức cho chủng virus Corona mới này là SARS-CoV-2. Cùng với đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố tên chính thức cho bệnh dịch lần này là dịch COVID-19, trước đây gọi là virus corona mới (2019-nCoV) và căn bệnh mà nó gây ra. Cụ thể như sau:
– Bệnh: Bệnh virus Corona (COVID-19)
– Virus: Virus corona 2 gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV-2)
Vào đêm ngày 11 tháng 3 năm 2020 theo giờ Việt Nam, WHO chính thức tuyên bố dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu.
Người nhiễm COVID 19 có thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày, tối đa 14 ngày, xuất hiện các triệu chứng:
– Sốt cao đột ngột
– Ho
– Khó thở
– Đau mỏi người
– Tăng tiết đờm dãi
– Đau đầu
– Đi ngoài phân lỏng
Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp, thậm chí là tử vong.
Các con đường lây truyền chính của virus:
– Qua giọt bắn: Người bình thường có thể bị lây nhiễm virus nếu tiếp xúc với giọt bắn (ho, hắt xì) từ người đã nhiễm virus.
– Qua tiếp xúc: Người bình thường tiếp xúc với dịch cơ thể, đờm,… của người nhiễm virus hay những bề mặt vật dụng mà virus bám lên.
Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (khởi phát đột ngột khi ho có thể đi kèm đau họng hoặc khó thở), và trong 14 ngày trước khi bắt đầu các triệu chứng người bệnh cũng:
– Tiếp xúc gần với trường hợp nhiễm Corona đã được xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm virus, hoặc đi đến một nơi đang có sự lây truyền virus trong cộng đồng. (Trong đó, người tiếp xúc gần sẽ là những người sống trong cùng một gia đình, hoặc tiếp xúc trực tiếp hoặc ở trong cùng môi trường kín với người nhiễm virus; người tiếp xúc với mẫu bệnh phẩm của người bị nhiễm SARS-CoV-2 như các nhân viên y tế,…)
– Hoặc làm việc hoặc có mặt tại một cơ sở chăm sóc sức khỏe nơi có người bệnh nhiễm virus đang được điều trị.
– Hoặc những người đi cùng một phương tiện giao thông công cộng.
– Đeo khẩu trang và đến cơ sở Y tế khám bệnh ngay khi có triệu chứng hô hấp (sốt, ho, khó thở, đau đầu).
– Rửa tay thường xuyên với dung dịch chứa cồn hoặc xà phòng.
– Che mũi, miệng bằng khăn giấy khi ho, hắt hơi và bỏ khăn giấy vào thùng rác theo đúng quy định.
– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng.
– Không hút thuốc lá,
– Vệ sinh thường xuyên và khử khuẩn không khí định kỳ nơi ở, nơi làm việc, giữ môi trường thông thoáng.
– Tránh tụ tập nơi đông người.
– Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi, động vật hoang dã.